Thừa phát lại được phép tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại được tổ chức thi hành án khi có yêu cầu thi hành án. Trong bài viết dưới đây, Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi xin tư vấn đến các quý khách hàng quyền yêu cầu thi hành án và thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
- Thông tư số 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
Quyền yêu cầu thi hành án
- Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm; người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc một cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
- Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong cùng một bản án; quyết định do một người có nghĩa vụ thi hành thì cùng một thời điểm; người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự; hoặc một Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.
- Trong cùng một bản án, quyết định có nhiều người được thi hành án mà trong đó có người yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành, có người yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với nhau trong thi hành án.
-
Thời hiệu, thủ tục yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
- Thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án giữa người yêu cầu thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại được thể hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ và có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án;
+ Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định;
+ Trách nhiệm của Văn phòng Thừa phát lại trong việc thực hiện yêu cầu thi hành án theo ủy quyền;
+ Chi phí, phương thức thanh toán;
+ Các thỏa thuận khác (nếu có).
+ Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
- Sau khi ký kết hợp đồng; Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ thi hành án theo mẫu Bộ Tư pháp quy định.
Thủ tục chung về thi hành án của Thừa phát lại
- Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo quy định của Nghị định này và pháp luật thi hành án dân sự.
- Xử lý trường hợp chuyển vụ việc từ cơ quan thi hành án dân sự sang Văn phòng Thừa phát lại và ngược lại:
+ Đối với các vụ việc đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục và đình chỉ thi hành án để Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì đương sự không có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục thi hành đối với các khoản đã được cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án;
+ Đối với các vụ việc đang do Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục thi hành án và chấm dứt hợp đồng với Văn phòng Thừa phát lại thì người được thi hành án có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự; Văn phòng Thừa phát lại khác có thẩm quyền tiếp tục tổ chức thi hành; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
+ Yêu cầu thi hành án mới của đương sự phải nêu rõ kết quả thi hành án trước đó; những nội dung yêu cầu tổ chức thi hành án tiếp và thông tin; tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu. Trình tự, thủ tục; kết quả quá trình thi hành án trước đúng quy định của pháp luật vẫn có giá trị pháp lý; được công nhận và được sử dụng làm căn cứ để tiếp tục tổ chức thi hành án.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi về quyền yêu cầu thi hành án và thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp nào khác liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các luật sư của Hồng Minh tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.