Câu hỏi khách hàng:
Thưa Thừa phát lại, gia đình tôi có một mảnh đất tại Trung Hòa – Nhân chính. Thuộc địa bàn quận Thanh Xuân.Hiện sổ đỏ đang thế chấp ngân hàng và muốn nhận cọc. Mảnh đất này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và giấy chứng nhận này hiện đang được tôi thế chấp; Tại ngân hàng công thương Viettinbank chi nhánh Thanh Xuân. Nay gia đình tối muốn bán mảnh đất này. Đã có người hỏi mua và gia đình tôi cũng trình bày là sổ đang thế chấp tại ngân hàng. Gia đình tôi muốn nhận cọc để rút sổ ra sau đó làm hợp đồng mua bán.
Tuy nhiên, khi đến văn phòng công chứng thì yêu cầu phải có bản chính các giấy tờ; (Sổ đang thế chấp thì không thể có bản chính đưa công chứng được); Bởi nó đang bị ngân hàng giữ và niêm phong. Vậy xin hỏi Thừa phát lại. Gia đình tôi có lập vi bằng nhận đặt cọc nhà đất này được không; Và giá trị pháp lý của vi bằng nhận đặt cọc này như thế nào?
Thừa phát lại trả lời:
Xin cảm ơn sự tin tưởng của quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với đội ngũ Thừa phát lại có kinh nghiệm. Chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
- Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có nhấn mạnh “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”.
- Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư Pháp; Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020; Của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Nội dung tư vấn:
Xét các yêu cầu tư câu hỏi:
- Xét về yêu cầu của Văn phòng công chứng: Căn cứ Luật công chứng, yêu cầu trên của văn phòng công chứng là chính xác; Đúng quy định pháp luật. Việc yêu cầu bản chính các giấy tờ giúp Công chứng viên xác nhận tích xác thực, tính hợp pháp của giao dịch.
- Xét về nguyên vọng giao dịch của bạn: Đây là thỏa thuận dân sự. Việc nhận cọc trả nợ ngân hàng xóa thế chấp để sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bán lấy tiền là hợp pháp. Tình trạng pháp lý đối với Giấy chứng nhận và quá trình trả nợ cũng được hai bên thống nhất thương lượng nhằm đạt được mục đích mua bán (Nhận tiền; Nhận nhà).
Như vậy, để để phòng trường hợp xấu xảy ra và đạt được mọi mục đích các bên -> LẬP VI BẰNG
Như căn cứ pháp lý đã nêu phia trên. Vi bằng do Thừa phát lại lập ghi nhận, sự kiện hành vi có thật.
Cụ thể:
Thừa phát lại sẽ ghi nhận lại buổi làm việc đặt cọc thửa đất; Có sự thỏa thuận của gia đình bạn và bên nhận chuyển nhượng. Buổi làm việc gồm hai phần chính như sau:
Phần 1: Việc bàn giao tiền giữa bên nhận chuyển nhượng và gia đình bạn. Bên nhận chuyển nhượng giao đủ tiền và gia đình bạn đã tự kiểm đếm nhận đủ số tiền cọc.
Phần 2: Ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên về việc cam kết thực hiện lộ trình đăng ký xóa thế chấp; Và lập hợp đồng công chứng chuyển giao quyền sử dụng đất và đăng ký hoàn tất thủ tục sang tên giấy chứng nhận.
Kèm theo Vi bằng là các giấy tờ nhân thân, giấy tờ chứng minh quyền tài sản; Và các giấy tờ chứng minh quan hệ (nếu có); Kèm ảnh chụp hoặc có thể là video trong quá trình lập Vi bằng.
Về giá trị của Vi bằng Thừa phát lại xin tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 3 điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP:
“Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi về Sổ đỏ đang thế chấp ngân hàng có nhận cọc được không? Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp nào khác liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.