Câu hỏi khách hàng:
Thưa thừa phát lại, công ty tôi có đăng ký nhãn hiệu zanado. Cho nhóm hàng hóa thiết bị điện tử và nhóm hàng hóa quần áo, phụ kiện, trang sức. Công ty chúng tôi đã được cấp văn bằng bảo hộ năm 2016. Thời gian gần đây tôi phát hiện. Trên một website có đường link: http://zanado.com. Có sử dụng nhãn hiệu mà công ty tôi đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nội dung trên weebsite này chủ yếu bán các mặt hàng về quần áo. Phụ kiện và trang sức như nhóm hàng hóa mà chúng tôi đã đăng ký bảo hộ.
Nhận thấy hành vi của chủ trang website xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty chúng tôi. Nên tôi đã chủ động liên hệ với số hottline trên website. Đề nghị chấm dứt hành vi xâm phạm này. Nhưng người cầm máy đầu dây bên đó với thái độ không hợp tác. Và cũng không tiếp lời tôi. Vậy xin hỏi Thừa phát lại, trường hợp này có nên làm như thế nào? Nếu lập vi bằng thì lập vi bằng như thế nào. Để bảo vệ quyền lợi của công ty tôi. Khi bị xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ.
Thừa phát lại trả lời:
Xin cảm ơn sự tin tưởng của quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với đội ngũ Thừa phát lại có kinh nghiệm. Chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Bố luật tố tụng dân sự năm 2015;
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2019;
- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
- Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có nhấn mạnh “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”.
- Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư Pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Nội dung tư vấn:
Dựa vào những thông tin bạn cung cấp thừa phát lại xin tư vấn cho bạn lập các vi bằng như sau:
- Vi bằng 1: Trong nội dung bạn chia sẻ bạn có nói về việc liên hệ theo số hottline nhằm yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền nhưng không nhận được sự hợp tác của bên xâm phạm quyền. Trường hợp này, Thừa phát lại sẽ lập một vi bằng ghi nhận lại sự kiện, hành vi, nội dung cuộc nói chuyện, ngữ điệu nói chuyện của cả hai bên. Vi bằng này là một căn cứ thể hiện việc đã biết bản thâm xâm phạm quyền mà vẫn cố tình không khắc phục.
- Vi bằng 2: Sau khi lập vi bằng 1. Thừa phát lại sẽ lập cho bạn thêm một vi bằng ghi nhận toàn bộ nội dung trên internet. Cụ thể các nội dung trên weebsite có đường link: http://zanado.com. Các thông tin, hình ảnh sản phẩm có trên website trên. Số lượng sản phẩm đã bán ghi nhận trên trang. Hình ảnh nhãn hiệu Zanado xâm phạm quyền.
Kèm theo Vi bằng là các giấy tờ nhân thân, giấy tờ chứng minh quyền tài sản và các căn cứ để đòi lại nhà thuê; Kèm ảnh chụp hoặc có thể là video trong quá trình lập Vi bằng.
Khi lập xong hai Vi bằng trên. Hai vi bằng này sẽ là căn cứ giúp công ty bạn khởi kiện ra Tòa đòi quyền lợi khi bị bên kia xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại Hà Nội chúng tôi về Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nên làm gì? Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp nào khác liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.