Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại

Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành án trong phạm vi thẩm quyền của mình. Bên cạnh đó, pháp luật Thừa phát lại cũng có những quy định rất rõ ràng về nhiệm vụ; quyền hạn của tổ chức thi hành án của Thừa phát lại. Trong bài viết dưới đây, Thừa phát lại tại Hà Nội xin tư vấn đến các quý khách hàng thẩm quyền tổ chức thi hành án của thừa phát lại và nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của thừa phát lại.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
  • Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư Pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Thẩm quyền tổ chức thi hành án của thừa phát lại

  • Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:

+ Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận; huyện; thị xã; thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án; quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án; quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án; quyết định sơ thẩm; chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án; quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

  • Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự.

Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại

  • Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi hành án được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Mời đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;

+ Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét sửa đổi; bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;

+ Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; đề nghị cơ quan; tổ chức; cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ; tài sản của người phải thi hành án.

  •  Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án; biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 66, Điều 71, Điều 72 của Luật Thi hành án dân sự;

+ Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;

+ Xử phạt vi phạm hành chính;

+ Yêu cầu Tòa án xác định; phân chia; xử lý tài sản chung để thi hành án; theo quy định tại Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự;

+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự;

+ Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu; sử dụng tài sản; giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi về thẩm quyền tổ chức thi hành án của thừa phát lại và nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của thừa phát lại. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp nào khác liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836 793 678