Chức năng thi hành án của Thừa phát lại

Hiện nay, ngoài Cơ quan thi hành án được phép tổ chức thi hành án; Văn phòng Thừa phát lại cũng được tổ chức thi hành án. Chức năng thi hành án của Văn phòng Thừa phát lại như thế nào? Việc quy định văn phòng thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án thì mang lại lợi ích gì? Trong bài viết dưới đây, Thừa phát lại tại Hà Nội xin tư vấn đến các quý khách hàng Chức năng thi hành án của Thừa phát lại.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015;

  • Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014;

  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP  về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

  • Thông tư số 05/2020/TT-BTP  quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP

chức năng thi hành án của thừa phát lại

Tại sao phải tiến hành nhờ các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự?

Trên thực tế có rất nhiều bản án; Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; tuy nhiên người được thi hành án vẫn không thể đạt được mục đích cuối cùng của mình; do người phải thi hành án không phối hợp thi hành án. Văn phòng Thừa phát lại thi hành án nhằm hiện thực hóa lợi ích của người được thi hành án.

Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại

Theo pháp luật hiện hành; Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành án; theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:

+ Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án; quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án; quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án; quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Quyền yêu cầu thi hành án

  • Cùng một nội dung yêu cầu; cùng một thời điểm; người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại; hoặc một cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

  • Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau; trong cùng một bản án; quyết định do một người có nghĩa vụ thi hành thì cùng một thời điểm; người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự; hoặc một Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành; người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự; Văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.

  • Trong cùng một bản án; quyết định có nhiều người được thi hành án; trong đó có người yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành; có người yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành; thì cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với nhau trong thi hành án.

Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại

Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi hành án được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

  • Mời đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;

  • Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;

  • Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án.

Chi phí thi hành án dân sự tại văn phòng Thừa phát lại

Đối với việc tổ chức thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự do pháp luật về phí, lệ phí quy định. Những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi về chức năng thi hành án của Thừa phát lại. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn, giải đáp và hỗ trợ trực tiếp. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836 793 678