Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành; Thừa phát lại được phép thực hiện công việc tống đạt giấy tờ. Trong bài viết dưới đây, Thừa phát lại tại Hà Nội xin tư vấn đến các quý khách hàng Chức năng tống đạt của Thừa phát lại.
Căn cứ pháp lý
-
Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015;
-
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014;
-
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
-
Thông tư số 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP
Khái niệm tống đạt
Theo từ điển Luật học, tống đạt được hiểu là việc chuyển văn bản; giấy tờ đến tận tay người nhận. Theo nghĩa pháp lý; “tống đạt” là việc chuyển đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ quan tư pháp. Việc tống đạt được tiến hành theo thủ tục luật định; đảm bảo cho những người liên quan nhận được tài liệu đúng thời hạn. Đồng thời việc tống đạt văn bản tố tụng phải do những người có thẩm quyền thực hiện; được thực hiện bằng các phương thức sau : trực tiếp; qua bưu điện hoặc người thứ ba được uỷ quyền; niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo căn cứ tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì: “Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Từ khái niện nêu trên có thể thấy, tống đạt của Thừa phát lại có những đặc điểm sau:
-
Việc tống đạt được thực hiện trên cơ sở sự ủy quyền của Tòa án và cơ quan thi hành án thông qua văn bản thỏa thuận là Hợp đồng;
-
Văn bản được tống đạt chỉ là một số loại giấy tờ phổ biến của Tòa án và cơ quan thi hành án như giấy mời, giấy triệu tập, bản án, quyết định… chứ không phải tất cả các loại giấy tờ của các cơ quan này;
-
Việc tống đạt chỉ được thực hiện trên một phạm vi và thời gian nhất định, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tố tụng và thi hành án dân sự;
-
Hoạt động này vừa mang tính quyền lực (thực hiện theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước, theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định) vừa mang tính dịch vụ (theo hợp đồng và được hưởng thù lao).
Chức năng của tống đạt
Thừa phát lại có thẩm quyền:
Thực hiện việc tống đạt văn bản khi được Tòa án; Viện kiểm sát nhân dân; cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng. Các văn bản tống đạt thông thường bao gồm: Giấy báo; giấy triệu tập; giấy mời; thông báo; quyết định đưa vụ án ra xét xử; bản án; quyết định; quyết định kháng nghị của Tòa án; thông báo; quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; quyết định về thi hành án; giấy báo; giấy triệu tập; thông báo của cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết; Thừa phát lại có thể tống đạt các loại giấy tờ; hồ sơ; tài liệu khác theo đề nghị của Tòa án; Viện kiểm sát nhân dân; cơ quan thi hành án dân sự.
Thực hiện công việc tống đạt:
Công việc tống đạt của Thừa phát lại được thực hiện theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định, cụ thể: Pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hành chính; pháp luật thi hành án dân sự… Pháp luật quy định cơ quan công an, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ Thừa phát lại trong việc tống đạt văn bản.
Ví dụ, cơ quan công an thì hỗ trợ việc xác minh nơi cư trú, nhân thân của đương sự, Ủy ban nhân dân thì hỗ trợ việc niêm yết văn bản, đi theo Thừa phát lại để chứng kiến việc tống đạt. Mỗi hành vi tống đạt, mỗi biên bản tống đạt của Thừa phát lại đều kéo theo những hệ quả pháp lý mà nếu việc tống đạt đó sai thủ tục thì sẽ tạo ra hậu quả pháp lý hết sức nghiêm trọng.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi về Chức năng tống đạt của Thừa phát lại. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp nào khác liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các luật sư của Hồng Minh tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.