Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại khi nào

 

Để trở thành Thừa phát lại. Các cá nhân có nhu cầu cần phải tham gia lớp đào tạo hoặc lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại. Hiện nay, pháp luật có quy định rất rõ ràng về các đối tượng phải tham gia lớp đào tạo nghề. Đối tượng nào được miễn đào tạo nghề  và phải tham gia lớp bồi dưỡng nghề. Trong bài viết dưới đây, Thừa phát lại tại Hà Nội xin tư vấn đến các quý khách hàng miễn đào tạo nghề Thừa phát lại khi nào theo Việt Nam hiện hành.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
  • Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư Pháp. Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020.

Một số quy định chung về bồi dưỡng nghề Thừa phát lại

  • Học viện Tư pháp tổ chức việc bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại (sau đây gọi là Nghị định số 08/2020/NĐ-CP).
  • Nội dung bồi dưỡng Thừa phát lại bao gồm: kiến thức pháp luật về Thừa phát lại, thi hành án dân sự, tố tụng và pháp luật có liên quan; đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
  • Căn cứ nội dung bồi dưỡng nghề Thừa phát lại nêu trên. Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, Vụ Pháp luật quốc tế. Và các đơn vị có liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại 

Miễn đào tạo khi nào?

  • Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại đối với người đã có thời gian làm thẩm phán. Kiểm sát viên. Chấp hành viên. Điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
  • Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật. Người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án.
  • Kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát. Người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp.
  • Giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.

Giấy tờ cần để chứng minh:

  • Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại là một trong các giấy tờ sau đây:

+ Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên. Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Thẻ chấp hành viên. Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán. Kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

+ Chứng chỉ hành nghề luật sư. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên. Thẻ luật sư, Thẻ công chứng viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian hành nghề luật sư. Công chứng từ 05 năm trở lên;

+ Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật. Bằng tiến sĩ luật, trường hợp Bằng tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài. (thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

+ Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát. Thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự. Thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;

+ Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề theo quy định của pháp luật.

Bồi dưỡng nghề Thừa phát lại

  •  Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề được lập thành 01 bộ bao gồm: 

+ Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; 

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại để đối chiếu.

  • Cách thức nộp hồ sơ:

 

+ Hồ sơ quy được nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Học viện Tư pháp. Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia. Thời gian chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng.

Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

+ Thời gian bồi dưỡng nghề Thừa phát lại là 03 tháng.

+ Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội  về miễn đào tạo nghề Thừa phát lại khi nào? Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836 793 678