Thẩm quyền và phạm vi công việc của Thừa phát lại

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Những quy định về vấn đề này sẽ được Thừa phát lại tại Hà Nội tư vấn và giải đáp trong bài viết thẩm quyền và phạm vi công việc của Thừa phát lại dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
  • Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư Pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
thẩm quyền và phạm vi công việc của Thừa phát lại

Thẩm quyền và phạm vi công việc của Thừa phát lại

Theo quy định của Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì công việc của Thừa phát lại bao gồm: 

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

1. Tống đạt

Theo Điều 32, Điều 33 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì thẩm quyền và phạm vi tống đạt của Thừa phát lại như sau:

Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu sau đây:

+ Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự;
+ Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

2. Lập vi bằng

Tại Điều 36 Nghị định Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng của Thừa phát lại như sau:

Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

3.  Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Điều 43, Điều 44 Nghị định Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì thẩm quyền và phạm vi xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại như sau:

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án kể cả trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.

Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại được ký kết dưới hình thức hợp đồng dịch vụ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

4. Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

+ Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện);

+ Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện;

+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi về thẩm quyền và phạm vi công việc của Thừa phát lại. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các luật sư của Hồng Minh tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836 793 678