Giá trị pháp lý của vi bằng và văn bản công chứng

Khi khách hàng băn khoăn lựa chọn giữa Vi bằng và văn bản công chứng. Hãy cùng Thừa phát lại tại Hà Nội tìm hiểu giá trị pháp lý của vi bằng và văn bản công chứng qua những phân tích dưới đây.

  1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Công chứng năm 2014;
  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
  • Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư Pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
  1. Một số khái niệm

Vi bằng, Theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”

Có thể thấy, vi bằng là tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo… trong tài liệu đó, thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân thừa phát lại chứng kiến trung thực, khách quan.

Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực, công chứng chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản.

Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định.

  1. Giá trị pháp lý của vi bằng
  • Thứ nhất, vi bằng sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
  • Thứ hai, vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

  1. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

  • Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; 
  • Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Lưu ý: Vi bằng và văn bản công chứng đều có giá trị là chứng cứ khi giải quyết tranh chấp tại toàn án.

  1. Khi nào thì nên lập Vi bằng – Khi nào nên lập Văn bản Công chứng?

Đối với những Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật bắt buộc phải Công chứng như: Hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Thế chấp nhà, đất … thì buộc phải Công chứng mới có giá trị.

Ví dụ các bên Mua bán nhà đất phải công chứng mới đăng ký (Sang tên đổi chủ) được, còn lập Vi bằng thì không được.

Trong trường hợp mua bán nhà đất chưa đủ điều kiện để Công chứng, các bên mới lựa chọn yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại lập Vi bằng, và trong trường hợp này vi bằng chỉ có một ý nghĩa chứng minh các bên có việc mua bán đó. Nếu có tranh chấp tại Tòa án, Tòa có thể tuyên giao dịch này vô hiệu về hình thức và không đủ điều kiện mua bán ……

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội về Giá trị pháp lý của vi bằng và văn bản công chứng. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp nào khác liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các Thừa phát lại tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836 793 678