Lập vi bằng ghi nhận di chúc để lại tài sản trước khi chết

Hiện nay, việc lập vi bằng ghi nhận việc lập di chúc. Để lại tài sản trước khi chết không còn là việc hiếm lạ trong cuộc sống. Người có nhu cầu lập di chúc trước khi chết. Có thể lập vi bằng di chúc của mình để đảm bảo và hạn chế tranh chấp phát sinh sau này. Khi có nhu cầu lập vi bằng ghi nhận việc lập di chúc để lại tài sản trước khi chết. Cá nhân có thể nhờ văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng. Để ghi nhận việc lập di chúc để lại tài sản trước khi chết. Trong bài viết dưới đây, Thừa phát lại tại Hà Nội xin gửi tới các quý khách hàng. Các nội dung tư vấn liên quan đến việc lập vi bằng ghi nhận di chúc để lại tài sản trước khi chết.

Căn cứ pháp lý Vi bằng ghi nhận di chúc

  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính Phủ. Về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
  • Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư Pháp. Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Ngày 08 tháng 01 năm 2020 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Quy định của pháp luật dân sự về di chúc

Theo Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”. 

Điều này có nghĩa là pháp luật không quy định về việc di chúc bắt buộc phải công chứng hay chứng thực. Mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người lập di chúc. Tuy nhiên nếu muốn ghi nhận hành vi lập di chúc của mình. Nhằm đảm bảo an toàn về mặt pháp lý sau này. Chúng ta có thể tìm tới Thừa phát lại. Họ sẽ tiến hành lập vi bằng và vi bằng chính là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh. Video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết) đối với người có nhu cầu lập di chúc.

Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng. Mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan về việc lập di chúc. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp (nếu có) của những người liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

Giá trị pháp lý của vi bằng ghi nhận di chúc để lại tài sản trước khi chết

Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập được quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP:

“1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.

Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, chúng ta có thể lựa chọn lập vi bằng để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Và phòng tránh được tối đa các rủi ro khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, giá trị của vi bằng ghi nhận sự việc lập di chúc không có giá trị thay thế văn bản công chứng. Chứng thực mà vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác. Dùng để chứng minh sự thể hiện ý chí thông qua việc lập di chúc làm cơ sở để các bên tuân thủ, bảo đảm nguyện vọng của người lập di chúc. Được thực hiện đúng hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra mà thôi.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội. Vlập vi bằng ghi nhận di chúc để lại tài sản trước khi chết. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn. Hướng dẫn, giải đáp nào khác liên quan đến vấn đề này. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836 793 678