Hiện nay, việc quá tải dẫn đến chậm trễ thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự. Nguyên nhân của tình trạng án chuyển kỳ sau, gây áp lực lớn cho Chấp hành viên. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ Chấp hành viên. Làm phát sinh khiếu nại, tố cáo phức tạp liên quan đến công tác thi hành án dân sự. Sự ra đời của Thừa phát lại, tạo nên cơ chế, mô hình thi hành án dân sự mới. Người dân có sự lựa chọn được dịch vụ pháp lý tốt nhất trong việc thi hành án. Trong bài viết dưới đây, Thừa phát lại tại Hà Nội xin tư vấn đến các quý khách hàng quy trình xác minh điều kiện thi hành án tại văn phòng Thừa phát lại.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015;
- Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014;
- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
- Thông tư số 05/2020/TT-BTP của Bộ Tư Pháp
Quy trình xác minh điều kiện thi hành án tại văn phòng thừa phát lại
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án
- Khách hàng có nhu cầu xác minh điều kiện thi hành án sẽ làm việc với Thừa phát lại. Thừa phát lại hoặc Thư ký nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng về một số quy định pháp luật.
-
Khách hàng cung cấp bản án, quyết định của Tòa án và những tài liệu có liên quan khác. Đồng thời điền nội dung yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án vào. Phiếu yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án (theo mẫu). Thư ký nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của nội dung yêu cầu.
- Khách hàng phải điền và ký tên vào phiếu cung cấp thông tin đó. Khách hàng chịu trách nhiệm về các thông tin cung cấp. Nếu thông tin khách hàng cung cấp là không chính xác ảnh hưởng đến kết quả xác minh. Khách hàng phải chịu hậu quả về việc cung cấp thông tin không chính xác đó. Bao gồm cả việc thanh toán các chi phí cho việc xác minh lại.
Bước 2. Thỏa thuận về việc xác minh điều kiện thi hành án
Việc xác minh điều kiện thi hành án phát sinh khi đương sự có liên quan đến việc thi hành án có yêu cầu gửi tới Văn phòng thừa phát lại. Người yêu cầu phải cùng với Trưởng văn phòng Thừa phát lại lập biên bản thỏa thuận về việc xác minh điều kiện thi hành án. Văn bản thỏa thuận phải có các nội dung chủ yếu sau:
-
Nội dung cần xác minh. Trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh về điều kiện của đương sự; cụ thể như: có hay không có tài sản để đảm bảo việc thi hành án; thu nhập có đủ để thi hành án hay không; tài sản là vật có giá trị hay không có giá trị sử dụng…
- Thời gian thực hiện việc xác minh; phải quy định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc việc xác minh điều kiện thi hành án. Cần lưu ý thời gian xác minh phù hợp thời hiệu yêu cầu thi hành án.
-
Quyền, nghĩa vụ của các bên: trong biên bản thỏa thuận Văn phòng thừa phát lại và người yêu cầu có thể cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của mình mà pháp luật đã quy định. Ngoài ra có thể quy định thêm các điều khoản về quyền và nghĩa vụ khác những không được trái với các quy định của pháp luật.
-
Chi phí xác minh: Chi phí xác minh điều kiện thi hành án do khách hàng và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Là khoản chi phí mà người yêu cầu phải trả cho thừa phát lại trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Mức chi phí được chi trả trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, biểu phí của Văn phòng và mức phí theo quy định của nhà nước đối với từng đầu công việc cụ thể. Văn phòng Thừa phát lại và khách hàng có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; tiền bồi dưỡng người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.
- Các thỏa thuận khác (nếu có): các bên có thể thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại, tình huống bất khả kháng, điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng, quyền lợi của người thứ ba…
Bước 3. Tiến hành xác minh điều kiện thi hành án
- Trên cơ sở yêu cầu và thỏa thuận xác minh về điều kiện thi hành án, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định xác minh; quyết định phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được vào sổ thụ lý.
-
Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp. Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình Thẻ Thừa phát lại, công bố quyết định và phải lập biên bản về việc xác minh. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.
- Các quy định khác của pháp luật về thi hành án dân sự cũng được áp dụng trong việc xác minh điều kiện thi hành án.
-
Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan đăng ký tài sản khác và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại về xác minh điều kiện thi hành án và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.
-
Nếu việc xác minh được thực hiện bằng văn bản thì thừa phát lại phải lập công văn; trong đó nêu rõ đối tượng cần xác minh, các nội dung cần xác minh, thông tin cần cung cấp…; sau đó gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần xác minh, cung cấp thông tin; để yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến việc xác minh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại; chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.
- Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của đương sự. Thừa phát lại phải trực tiếp thu thập thông tin, gặp các bên liên quan hay trực tiếp đến nơi có tài sản để xác minh về tình trạng tài sản của người phải thi hành án. Việc xác minh phải được lập thành biên bản. Biên bản xác minh phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.
-
Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn để làm rõ các nội dung cần xác minh. Cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên môn và chuyên gia có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp. Và phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục, thời gian cung cấp thông tin. Thừa phát lại phải giải thích rõ các quy định về trình tự, thủ tục này.
- Văn bản xác minh phải có chữ ký của thừa phát lại và những người có liên quan khác. Nội dung văn bản xác minh phải đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, văn bản xác minh điều kiện thi hành án có thể thể hiện các nội dung khác; nhằm chứng minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án như; tài liệu thu thập từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân; kết luận của cơ quan chuyên môn, chuyên gia;…
Bước 4. Thanh lý thỏa thuận xác minh điều kiện thi hành án
- Sau khi có kết quả xác minh,Thừa phát lại tiến hành thanh lý hợp đồng. Cung cấp kết quả xác minh cho khách hàng sau khi hoàn tất các chi phí.
-
Sau khi thanh lý hợp đồng thì Văn phòng thừa phát lại hết trách nhiệm với khách hàng. Nếu cơ quan thi hành án yêu cầu làm rõ nội dung, Thừa phát lại có trách nhiệm thực hiện.
- Việc cung cấp bản sao được thực hiện khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 5. Chi phí cho việc xác minh điều kiện thi hành án
- Chi phí xác minh điều kiện thi hành án do khách hàng và Văn phòng Thừa phát lại Hoa Phượng thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
- Các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; tiền bồi dưỡng người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi về quy trình xác minh điều kiện thi hành án tại văn phòng Thừa phát lại. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được chúng tôi tư vấn, giải đáp và hỗ trợ trực tiếp.