Mối quan hệ giữa Thừa phát lại với các Cơ quan khác

Thừa phát lại là một khái niệm mới xuất hiện trong những năm gần đây. Người dân chưa có nhiều sự hiểu biết cũng như các công việc mà chức danh này thực hiện. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân có hiểu biết nhất định đối với chức danh này. Trong bài viết dưới đây, Thừa phát lại tại Hà Nội xin gửi tới các quý khách hàng một số ý kiến tư vấn liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa Thừa phát lại với các cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan thực thi pháp luật để các quý khách hàng hiểu rõ hơn về chức danh Thừa phát lại cũng như tin tưởng hơn về giá trị công việc mà chức danh này mang lại.

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và chấp hành viên

  • Chấp hành viên là người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm và giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định. Chấp hành viên là công chức, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; phải thực hiện công việc theo quy định về chế độ công chức, công vụ.

  • Thừa phát lại mặc dù cũng do Nhà nước bổ nhiệm; thực hiện một số công việc như chấp hành viên như: trực tiếp thi hành bản án; xác minh điều kiện thi hành án. Tuy nhiên, Thừa phát lại không phải là công chức Nhà nước; họ làm việc và được hưởng thù lao và phí theo giá biểu do Nhà nước quy định và hợp đồng ký kết với khách hàng.

  • Trong công việc, Thừa phát lại và Chấp hành viên có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau; điều này thể hiện trên một số mặt cơ bản như sau:

+ Thừa phát lại hỗ trợ cơ quan thi hành án trong việc tống đạt các văn bản, giấy tờ, tài liệu.

Theo quy định hiện nay “Văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án; Cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại; bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời; quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án; quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết; trên cơ sở đề nghị của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự; Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác”

+ Thừa phát lại hỗ trợ Chấp hành viên thông qua kết quả xác minh điều kiện thi hành án; làm cơ sở để Chấp hành viên tổ chức thi hành bản án. Theo quy định thì “Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các Cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Khi thực hiện việc xác minh, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó”.

  • Sau khi có kết quả xác minh của Thừa phát lại “Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án”.

  • Ngoài ra, đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án dân sự; trong trường hợp vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành. Đây cũng là một sự hỗ trợ tích cực đối với Chấp hành viên. Thừa phát lại trực tiếp thi hành các bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự; Việc cho phép Thừa phát lại trực tiếp thi hành các bản án là nhằm giảm tải công việc cho Chấp hành viên; hạn chế tình trạng án tồn đọng kéo dài không được thi hành. 

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và cảnh sát

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và Cảnh sát thể hiện qua một số mặt hoạt động sau:

  • Cảnh sát; cảnh sát khu vực; cảnh sát địa bàn; công an viên có thể hỗ trợ Thừa phát lại trong việc xác minh địa chỉ; nơi cư trú của người cần tống đạt giúp Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt thuận tiện; nhanh chóng và đúng địa chỉ.

  • Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại có nhiều điểm giống với hành vi lập biên bản của cảnh sát giao thông; hành vi lập biên bản phạm pháp quả tang của cán bộ công an khi thực thi nhiệm vụ. Trong trường hợp này cả vi bằng và biên bản do cán bộ cảnh sát lập đều được xem là chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Đồng thời bản thân vi bằng do Thừa phát lại lập là tài liệu tham khảo hay chứng cứ trong quá trình cơ quan điều tra tiến hành điều tra vụ án.

  • Trong trường hợp Thừa phát lại trực tiếp thi hành các bản án; quyết định của Tòa án, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế. Thừa phát lại có quyền, nghĩa vụ như Chấp hành viên; thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Do vậy, trên cơ sở kế hoạch cưỡng chế đã được phê duyệt; họ có quyền yêu cầu cơ quan công an; lực lượng cảnh sát nơi tổ chức cưỡng chế; hỗ trợ thực hiện việc cưỡng chế.

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và Kiểm sát viên

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và Kiểm sát viên là mối quan hệ kiểm tra – giám sát. Theo quy định hiện hành thì “Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại có quyền kháng nghị quyết định, hành vi pháp luật của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc phát hiện hành vi vi phạm. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm trả lời kháng nghị và thực hiện nội dung kháng nghị trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.”. Việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tống đạt các văn bản của Tòa án được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và pháp luật về tố tụng.

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và Luật sư

  • Có thể nói; trong hoạt động tố tụng các vi bằng do Thừa phát lại lập với tư cách là chứng cứ; mang giá trị chứng minh nhằm làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án; có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động bảo vệ pháp chế; bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ của các Luật sư.

  • Hiện nay ở nước ta theo quy định của pháp luật; Luật sư với tư cách là người bào chữa tham gia vụ án ngay từ khi có quyết định tạm giữ người. Do vậy, vi bằng do thừa phát lại lập trước đó là những tài liệu hết sức khách quan; có ý nghĩa quan trọng giúp Luật sư đánh giá toàn diện quá trình điều tra vụ án.

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và công chứng viên

Thoạt nhìn, hoạt động của Thừa phát lại có những nét giống với hoạt động của công chứng viên; nhất là hành vi công chứng và hành vi lập vi bằng. Tuy nhiên hoạt động của hai chức danh này không hề chồng chéo nhau. Nếu Công chứng viên là người thay mặt Nhà nước để chứng kiến; công nhận tính xác thực của các thỏa thuận; văn kiện; giấy tờ; hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại văn phòng công chứng.  Thừa phát lại lập các vi bằng ở mọi nơi theo yêu cầu của khách hàng. Mục đích của hoạt động công chứng và thừa phát lại đều nhằm ngăn chặn; giải quyết các tranh chấp; giúp tổ chức và cá nhân bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi về mối quan hệ giữa Thừa phát lại với các cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan thực thi pháp luật. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được chúng tôi tư vấn, giải đáp và hỗ trợ trực tiếp. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836 793 678