Có nên lựa chọn thừa phát lại thi hành án?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan có thẩm quyền thi hành án bao gồm các cơ quan thi hành án của Nhà nước thì còn có Thừa phát lại. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là nên lựa chon Thừa phát lại hay cơ quan thi hành án để thi hành các bản án đã có hiệu lực của pháp luật để có thể mang lại lợi ích lớn nhất cho người được thi hành án. Để trả lời cho câu hỏi này, Thừa phát lại tại Hà Nội xin tư vấn đến các quý khách hàng nội dung tư vấn về Có nên lựa chọn thừa phát lại thi hành án?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP  về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
  • Thông tư số 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP. 

Có nên lựa chọn Thừa phát lại thi hành án?

Về ưu điểm của thi hành án thông qua Thừa phát lại:

Thi hành án ở các văn phòng Thừa phát lại cũng là 1 quá trình thi hành án như các cơ quan thi hành án dân sự nhà nước, cũng theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, với nỗ lực cao nhất của mình, Văn phòng Thừa phát lại cam kết sẽ đảm bảo việc thi hành án của Qúy khách hàng diễn ra một cách nhanh chóng nhất với 2 lý do:

  • Thứ nhất,  Văn phòng Thừa phát lại cung cấp các dịch vụ pháp lý công, mang tính quyền lực nhà nước nhưng phải tự chủ về vấn đề tài chính.
  • Thứ hai, so với các cơ quan thi hành án nhà nước thì khối lượng công việc mà Thừa phát lại đang thụ lý; thi hành là ít hơn rất nhiều. Trong khi đó, Văn phòng Thừa phát lại với đầy đủ thẩm quyền thi hành án; bao gồm cả thẩm quyền cưỡng chế; kê biên xử lý tài sản thi hành án để đảm bảo quyền lợi cho Quý khách.

Về hạn chế của thi hành án thông qua Thừa phát lại:

Thứ nhất:  Thừa phát lại không được phép áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án.

Tại Khoản 2, Điều 52 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính Phủ; về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại chỉ rõ; khi tổ chức thi hành án; thừa phát lại không được áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án; biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Thứ hai: khi tổ chức thi hành án; thừa phát lại không được thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn

Thừa phát lại không được thực hiện các quyền như: sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định tại Khoản 9, Điều 20 Luật thi hành án dân sự; xử phạt vi phạm hành chính; yêu cầu tòa án xác định; phân chia; xử lý tài sản chung để Thi hành án theo quy định tại Điều 74 Luật thi hành án dân sự; yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại Khoản 2, Điều 75 Luật thi hành án dân sự.

Nghị định 08 cũng quy định thừa phát lại không được phép thực hiện các quyền; nhiệm vụ như: yêu cầu tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản; giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản… Ngoài ra; thừa phát lại không được thực hiện các biện pháp bảo đảm bảo như: phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản…  

Lời kết:

Như vậy, từ những ưu và nhược điểm nêu trên, Thừa phát lại tại Hà Nội hy vọng các quý khách hàng sẽ đưa ra được lựa chọn phù hợp cho mình.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi về có nên nhờ thừa phát lại thi hành án? Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp nào khác liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các luật sư của Hồng Minh tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836 793 678