Có nên lập vi bằng khi mua bán nhà đất?

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều “cò đất” thậm chí là chủ nhà đất bất minh khuyên người mua lập vi bằng để xác nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu mới. Vậy trong trường hợp này thì người mua có nên lập vi bằng mua bán nhà; chuyển nhượng đất hay không? Để trả lời cho câu hỏi này; mời các quý khách hàng cùng tìm hiểu với Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi trong bài viết Có nên lập vi bằng khi mua bán nhà đất?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
  • Thông tư số 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Vi bằng là gì? Tại sao phải lập vi bằng

  • Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện; hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

  • Vi bằng, hay văn bản công chứng; chứng thực được pháp luật thừa nhận như là chứng cứ; nguồn chứng cứ trong hoạt động xét xử hay các quan hệ pháp lý khác. Khi thực hiện; nhiều người đánh đồng giữa việc lập vi bằng và việc công chứng, chứng thực văn bản là một; xem chúng có giá trị chứng cứ như nhau. Tuy nhiên, trong thực tế; không phải lúc nào lập vi bằng cũng được thừa nhận giá trị pháp lý và không phải trong mọi trường hợp công chứng, chứng thực cũng đều có giá trị pháp lý.

  • Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện; hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc.

  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

  • Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng; nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

  • Một trong những trường hợp không được phép lập vi bằng theo quy định của luật là: “Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.”

Giá trị và hậu quả pháp lý của vi bằng liên quan đến quyền sử dụng/sở hữu nhà cửa

 Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện; hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Do đó trong trường hợp có tranh chấp tại Tòa án; Vi bằng cũng được xem là chứng cứ chứng minh tại tòa là đã có giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng/sở hữu nhà cửa.

Các dạng nhà đất chưa đủ điều kiện công chứng được; hoặc chưa đến hạn chuyển nhượng để công chứng. Các bên nên lựa chọn Vi bằng ghi nhận lại các giao dịch bàn giao tài sản; Vi bằng bàn giao tiền, Vi bằng thỏa thuận mua bán, làm sổ khi đủ điều kiện công chứng. Như vậy, khi có tranh chấp sảy ra, bên mua không bị chịu rủi ro khi mua nhà đất chưa công chứng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội chúng tôi về Có nên lập vi bằng khi mua bán nhà đất? Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp nào khác liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836 793 678