Thành lập văn phòng Thừa phát lại

Với mục đích thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự. Trong bài viết dưới đây, Thừa phát lại tại Hà Nội xin tư vấn đến các quý khách hàng thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
  • Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư Pháp

Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại

Việc thành lập phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:

  • Điều kiện về kinh tế – xã hội của nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
  • Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện;
  • Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
  • Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã. Không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Một số điều kiện khác:

  • Phải đăng ký mã số thuế và mở tài khoản văn phòng.
  • Phải ký quỹ cho mỗi thừa phát lại là 100 triệu đồng hoặc phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại.
  • Một số các tài liệu khác chứng minh văn phòng thừa phát lại có đủ điều kiện thành lập hoạt động.

 

thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại

Quy trình thành lập Văn phòng

Bước 1. Lựa chọn loại hình đăng ký

Thừa phát lại đăng ký thành lập:

  • Doanh nghiệp tư nhân nếu do 1 thừa phát lại thành lập;
  • Công ty hợp danh nếu do 2 thừa phát lại trở lên thành lập.

Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
  • Bản thuyết minh và kế hoạch triển khai thực hiện;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.

Bước 3. Nộp hồ sơ

Trên cơ sở thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập đến Sở Tư pháp.

Thừa phát lại  phải nộp phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Bước 4. Xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Bước 5. Nhận kết quả

Thừa phát lại nhận kết quả của thủ tục theo giấy hẹn.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các Thừa phát lại tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836 793 678